Dịch Covid-19 chắc chắn có những tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng - đó là điều ai cũng biết. Nhưng cụ thể dịch bệnh đã tác động đến loại hình bất động sản này như thế nào thì không phải ai cũng nắm được những con số chính xác.
Hãy cùng tổng kết lại những thiệt hại mà dịch Covid-19 gây ra cho BĐS nghỉ dưỡng để thấy sức “tàn phá” khủng khiếp của dịch bệnh đối với một loại hình BĐS được đánh giá vô cùng tiềm năng này.
Khách du lịch giảm mạnh
Dựa vào báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam thì biết, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã giảm đáng kể từ hồi đầu năm đến nay. Cụ thể, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vào tháng 2 đã giảm 37,7% so với tháng trước đó, tháng 3 giảm 68%. Giảm 21,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Không những khách quốc tế, mà khách nội địa cũng giảm đáng kể do tâm lý e ngại của người dân khi đến nơi đông người. Đặc biệt, lệnh phong tỏa của Chính phủ vào tháng 4/2020 đã khiến các địa điểm du lịch “không một bóng người”. Nếu không có việc gì cần thiết, tất cả mọi người đều phải ở nhà, và nếu có ra ngoài thì cũng phải tránh tập trung hơn 2 người để tránh lây nhiễm dịch.
Lượng đặt phòng khách sạn sụt giảm
Không có khách du lịch, các khách sạn, nhà nghỉ rơi vào tình trạng ế ẩm. Thông tin từ đơn vị cung cấp dữ liệu về tình hình hoạt động kinh doanh các khách sạn trên toàn cầu (STR) cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia ghi nhận có mức sụt giảm đáng kể nhất trong khu vực châu Á về công suất đặt phòng.
Cụ thể, công suất đặt phòng khách sạn tại Việt Nam đã giảm 26% (vào tháng 2) so với cùng kỳ năm 2019. Tháng 3 và cao điểm là tháng 4 với lệnh cấp nhập cảnh đối với khách du lịch và lệnh cách ly toàn xã hội đã khiến các phòng của khách sạn rơi vào tình trạng “đóng băng”.
Các điểm đến hấp dẫn vắng bóng người
Covid-19 diễn ra, điều mọi người quan tâm nhất chính là làm thế nào để an toàn trong mùa dịch. Lựa chọn ở tại nhà, tại nơi mình sinh sống được xem là cách làm hay thời điểm này. Du lịch - điều này chỉ có thể thực hiện sau khi dịch qua đi. Còn khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, du lịch là một điều xa xỉ mà không ai dám nghĩ tới.
Từ tháng 2 đến hết tháng 4, tại các điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam như Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Côn Đảo, Phú Quốc, Vịnh Hạ Long… ghi nhận tình trạng “vắng tanh”.
Doanh thu ngành du lịch “rớt” thê thảm
Lượng khách sụt giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu dịch vụ du lịch ở tất cả các địa phương sụt giảm. Trong đó, giảm mạnh nhất là Khánh Hòa với 38,7%, tiếp đến là Tp. HCM giảm 30,3%, Đà Nẵng giảm 23,7%, Hà Nội giảm 20,2%...
Doanh thu du lịch lữ hành cũng sụt giảm nghiêm trọng. Thanh Hóa giảm gần 50%, Bà Rịa Vũng Tàu giảm hơn 48%. Quảng Ninh giảm gần 50%. Khánh Hòa giảm gần 44%. Đà Nẵng giảm gần 20%...
Mặc dù các thiệt hại rất nặng nề và nghiêm trọng, thế nhưng ai nấy đều lạc quan và tin rằng bất động sản nghỉ dưỡng chắc chắn sẽ bùng nổ khi hết dịch. Bởi vì đối với loại hình BĐS đầy tiềm năng này, muốn phát triển phải hướng đến sự lâu dài. Dịch bệnh hay các yếu tố thiên tai về cơ bản chỉ là những tác động có tính nhất thời. Khi dịch bệnh qua đi, BĐS nghỉ dưỡng sẽ giống như lò xo đang bị đè nén, sẽ bung mạnh hết cỡ để “phục hồi những tổn thương” và nhanh chóng phát triển như khả năng vốn có của nó.
>>> Xem thêm: