Là một trong những nghề “hot” nhất hiện nay, vậy copywriter là nghề gì? Hãy dành ra 2 phút để đọc hết bài viết này bạn sẽ biết tất tần tật mọi thứ liên quan đến nghề copywriter.
Ở bài viết Giới thiệu về mình, mình có nhắc đến nghề nghiệp của mình là Copywriter. Ngoại trừ những người trong nghề ra thì hầu hết mọi người đều thắc mắc và tò mò không biết công việc của mình là làm gì. Vì vậy mình viết bài viết này để mọi người hiểu rõ hơn về nghề mình đang làm. Đồng thời, đây cũng là lời giải đáp cho những ai đang tìm hiểu về nghề copywriter có thể hiểu hơn về nghề này và xem thử các công việc này có phù hợp hay không.
Các thông tin trong bài viết này được mình tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời là những chia sẻ của mình về nghề sau gần 8 năm gắn bó. Hy vọng nó là nguồn thông tin tham khảo hữu ích đối với mọi người.
Copywriter nghĩa là gì?
Muốn biết copywriter tiếng Việt là gì, bạn hãy copy cụm từ “copywriter” cho vào Google Dịch. Mình đã thử và kết quả chính là “người viết quảng cáo”.
Có lẽ bạn sẽ hơi cảm thấy khó hiểu một chút, bởi vì khi tách cụm từ copywriter ra chúng ta sẽ có: “copy” nghĩa là sao chép, “writer” nghĩa là người viết. Vậy thì copywriter sao có thể là “người viết quảng cáo” như Google đã dịch?
Nhưng sự thật đúng là như vậy. Từ tiếng Anh có nghĩa rất đa dạng, cùng một từ nhưng ngữ cảnh sử dụng khác nhau thì nghĩa cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như từ “live”, nếu là động từ thì nó có nghĩa là “sống”, nhưng nếu là “tính từ” thì nó có nghĩa là “trực tiếp”. Hoặc từ “lead”, nếu là động từ thì nó có nghĩa là “lãnh đạo, dẫn dắt”, nhưng nếu là danh từ thì nó có nghĩa là “nguyên tố chì”. Từ “copy” chính là như vậy, theo nghĩa thông thường thì nó là “sao chép” nhưng khi đứng cùng “writer” thì nó chính là các sản phẩm văn bản quảng cáo.
Nghề copywriter là gì?
Từ định nghĩa về copywriter nói trên, suy ra:
Nghề copywriter nghĩa là nghề viết văn bản (slogan, văn bản, ảnh, âm thanh, video,...) để xây dựng thương hiệu, truyền thống, quảng cáo sản phẩm/dịch vụ cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh số bán hàng hoặc tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Liên quan đến nghề copywriter chúng ta có nghêg content writer. Mặc dù đều là nghề viết và phục vụ cho marketing nhưng bản chất của 2 nghề này lại không giống nhau. Bạn có thể xem thêm bài viết Phân biệt copywriter và content writer để hiểu hơn về 2 công việc này.
Gọi đó là nghề là bởi vì đó là một hoạt động lao động để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời đó là việc làm ổn định đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống của nhiều người. Nghề copywriter ở Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những ngành nghề “hot” nhất, nó không chỉ mang đến các giá trị nói trên mà còn giúp người làm nghề này thể hiện và khẳng định giá trị của bản thân.
Công việc của copywriter là làm gì?
Có bao giờ bạn thắc mắc copywriter làm những gì, công việc copywriter là gì không? Tùy vào nơi làm việc, tùy từng vị trí mà công việc của mỗi người sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:
Theo nơi làm việc
Agency Copywriter | Copywriter Agency là gì?
|
Corporate Copywriter | Corporate Copywriter là gì?
|
Freelance Copywriter | Freelance Copywriter là gì?
|
Chia sẻ về mình một chút: Trước đây mình làm Agency Copywriter tại Công ty Viet Solution. Từ tháng 7/2019 thì mình chuyển sang làm Corporate Copywriter cho Công ty Trần Anh Đông Nam Bộ. Trong suốt 8 năm trong nghề mình thỉnh thoảng làm Freelance Copywriter.
Theo công việc
Creative/Advertising Copywriter | Công việc: chủ yếu viết slogan, tagline, concept, storyboard. Yêu cầu: sáng tạo liên tục, hiểu đúng tâm lý con người. |
Sale Letter Copywriter | Công việc: viết thư chào bán sản phẩm hoặc viết bài nội dung dài cho website, thông cáo báo chí. Yêu cầu: viết tốt, chất lượng nội dung cao, từ ngữ phong phú, văn phong mạch lạc, tính thuyết phục cao. |
Digital Copywriter | Công việc: sáng tạo nội dung trên các công cụ digital (display banner, email,...) nhằm tăng lượt Conversion Rate cho chiến dịch quảng cáo, marketing. Yêu cầu: sáng tạo, văn phong tốt. |
Technical Copywriter | Công việc: viết bài PR, giới thiệu, đánh giá, review sản phẩm cho lĩnh vực kỹ thuật công nghệ. |
SEO Copywriter | Công việc: viết các bài phục vụ cho SEO để tăng thứ hạng hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Yêu cầu: hiểu về SEO, các kỹ thuật SEO như tần suất xuất hiện từ khóa, vị trí đặt từ khóa,... |
Publisher/Content Copywriter | Công việc: viết bài PR, quảng cáo, forum seeding storyboard,... để quảng bá nội dung, sản phẩm, dịch vụ,... Yêu cầu: là những người có tay nghề cao, có sức ảnh hưởng lớn, có sẵn độc giả trung thành, bài viết đạt chất lượng cao, hiểu độc giả của mình,... |
Về mình: Mình là SEO Copywriter. Còn bạn, bạn là ai?
Theo cấp bậc
Đây cũng chính là lộ trình mà các copywriter sẽ trải qua. Và bạn hiện đang ở vị trí nào trong số 5 vị trí được nhắc đến tại đây?
Intern Copywriter | Copywriter Intern là gì? Là những người thực tập ở vị trí copywriter. Copywriter Intern là làm gì?
|
Junior Copywriter | Junior Copywriter là gì? Là những người ở vị trí cao hơn so với Copywriter Intern. Junior Copywriter là làm gì?
|
Senior Copywriter | Senior Copywriter là gì? Là những người có vị trí cao hơn so với Junior Copywriter. Junior Copywriter là làm gì?
|
Content Manager | Content Manager là gì? Là người quản lý những người thuộc bộ phận copywriter. Content Manager là làm gì?
|
Content Director | Content Director là gì? Là người nắm giữ chức vụ cao nhất của nghề copywriter, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là giám đốc nội dung. Content Director là làm gì?
|
Về mình: Mình hiện đang là Junior Copywriter. Mặc dù có đến 8 năm kinh nghiệm nhưng có lẽ năng lực chưa đủ, thời cơ chưa đến nên mình vẫn chưa “trèo” lên được vị trí cao hơn.
Copywriter học ngành gì?
Ở Việt Nam chưa có ngành học nào mang tên copywriter cả, nhưng các nhà tuyển dụng hiện nay thường ưu tiên cho các ngành học sau:
- Ngành marketing
- Ngành báo chí, truyền thông
- Ngành văn học, ngôn ngữ
- …
Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa là những người học ngành khác không thể làm nghề copywriter. Trên thực tế, có rất nhiều người học những ngành không hề liên quan đến copywriter nhưng họ vẫn được tuyển dụng và có chỗ đứng nhất định trong nghề. Lý do là:
- Họ học thêm các khóa học ngắn hạn về marketing, quảng cáo, copywriter,... (Xem thêm: Học nghề copywriter ở đâu?)
- Họ có năng khiếu và các kỹ năng cần thiết cho nghề
- Họ có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực viết lách, quảng cáo,...
Vì vậy, nếu bạn không học các ngành liên quan đến nghề nói trên nhưng lại có đam mê và mong muốn trở thành copywriter thì hãy không ngừng học hỏi, rèn luyện để thứ nhất là hiểu hơn về nghề, thứ hai là “nâng cấp” bản thân và cuối cùng là “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ về copywriter là nghề gì, làm những công việc cụ thể gì. Để hiểu thêm về nghề và các vấn đề liên quan khác, hãy xem thêm tại mục Copywriter của website này nhé!
Xem thêm: