Hải Trần

Blog cá nhân chia sẻ về cuộc sống gia đình, kinh nghiệm Copywriter & cảm xúc thường ngày.

Bà bầu bị ù tai: Nguyên nhân & cách điều trị

Bà bầu bị ù tai là một trong những triệu chứng thường gặp trong suốt thai kỳ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và hướng điều trị cụ thể trong bài viết dưới đây để chấm dứt ngay triệu chứng khó chịu này.

Cùng với đau lưng khi mang thai, đau bụng khi mang thai, tiêu chảy khi mang thai, đau đầu khi mang thai thì ù tai cũng là triệu chứng thường gặp trên 50% bà bầu. Các triệu chứng này hầu hết chỉ mang tính chất tạm thời, không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì nó là biểu hiện của một số căn bệnh nguy hiểm mà mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan.

Ù tai là hiện tượng tai nghe được những âm thanh lạ như tiếng ve, tiếng huýt sáo, tiếng rít, tiếng sóng biển, tiếng dế kêu, tiếng quạt máy chạy hoặc tiếng chuông reo,... Triệu chứng này thường xuất hiện ở người lớn tuổi (thường từ 50 tuổi trở lên) và cả ở phụ nữ mang thai. Đối với bà bầu, hiện tượng ù tai thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ sau đó sẽ tự mất đi, nhưng cũng có người kéo dài đến hết thai kỳ, thậm chí là sau sinh.

Bà bầu bị ù tai 1

Nguyên nhân khiến bà bầu bị ù tai

Nguyên nhân chính của tình trạng ù tai ở bà bầu là do nội tiết tố trong cơ thể người mẹ thay đổi khi mang thai. Ngoài ra ù tai còn có thể do các nguyên nhân sau đây:

  • Huyết áp cao: Đôi tai rất nhạy với bất cứ thay đổi nào trong lưu lượng máu, chính vì vậy mà khi huyết áp cao thường dẫn đến ù tai hoặc mất thính giác. Đây là triệu chứng nguy hiểm mà mẹ bầu cần lưu ý.
  • Thiếu máu, thiếu sắt: Sắt giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có thính giác. Nếu thiếu sắt thì không những tai mà các bộ phận khác cũng sẽ gặp vấn đề, trong đó phổ biến nhất là mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, niêm mạc nhợt nhạt,...
  • Đau nửa đầu: Đau nửa đầu không chỉ khiến tai bị ù mà còn ảnh hưởng đến sự nhảy cảm của âm thanh, có nguy cơ gây mất thính lực.
  • Cảm lạnh: Hệ miễn dịch khi mang thai bị suy yếu, chính vì vậy mẹ bầu thường dễ bị cảm nhiều hơn. Khi bị cảm, nguy cơ nhiễm trùng xoang hoặc tai giữa cao, và nó chính là nguyên nhân gây ra vấn đề về thính giác tạm thời.
  • Căng thẳng: Sự căng thẳng khiến mẹ bầu có tâm trạng không ổn định, hay suy nghĩ, lo lắng dẫn đến mất ngủ, suy nhược cơ thể và từ đó ảnh hưởng đến thính lực.
  • Tiếng ồn: Việc tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều và quá lớn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ù tai ở bà bầu.
  • Mắc các bệnh về tai: Không loại trừ nguyên nhân của ù tai là do bà bầu đang mắc các bệnh về tai như viêm tai giữa, viêm màng nhĩ tai,... Nếu không điều trị kịp thời thì sẽ gây ra hiện tượng ù tai.

Lưu ý: Đối với các bà bầu ở lần mang thai trước đó nếu bị ù tai thì các lần sau khả năng bị lại rất cao.

Nguyên nhân gây ù tai ở bà bầu theo từng giai đoạn mang thai

  • Nếu ù tai trong 3 tháng đầu: Nguyên nhân có thể là do thai nghén khiến bà bầu mệt mỏi, chán ăn, đồng thời những thay đổi đột ngột trong cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến ù tai.
  • Nếu ù tai 3 tháng giữa: Nguyên nhân có thể là do cơ thể mẹ thiếu hụt sắt, vitamin và các chất cần thiết khác để nuôi dưỡng thai nhi. Sự thiếu hụt này khiến cơ thể mẹ bị mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu và ù tai.
  • Nếu ù tai 3 tháng cuối: Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh về tai như viêm tai giữa, viêm màng nhĩ,... hoặc các bệnh liên quan đến hô hấp như ho, sổ mũi, ngạt mũi,... Ù tai vào tháng cuối thai kỳ mẹ cần đặc biệt lưu ý hơn.

Cách điều trị ù tai ở bà bầu

Có nhiều cách trị ù tai mà bà bầu có thể áp dụng. Tùy thuộc vào nguyên nhân bị ù tai là gì mà lựa chọn cách điều trị tương ứng. Dưới đây là các cách điều trị ù tai phổ biến, an toàn nhất dành cho bà bầu:

Sử dụng mẹo dân gian

Dân gian có rất nhiều mẹo hay để chữa các căn bệnh phổ biến, trong đó có cách chữa ù tai cho bà bầu như sau:

  • Xoa vành tai: Đặt 2 lòng bàn tay lên 2 tai, từ từ xoa vành tai theo hình tròn trong 1 phút để tai có cảm giác nóng lên. Sau đó dùng ngón tay giữa bịt lỗ tai lại rồi kéo tay ra. Lặp đi lặp lại thao tác này khoảng 50 lần.

Bà bầu bị ù tai 2

  • Gõ trống tai: Úp lòng bàn tay vào 2 bên tai, các ngón tay xuôi về phía sau rồi ấn thành nhịp một nặng, một nhẹ. Lặp lại thao tác này khoảng 30 lần. Sau đó, dùng 2 ngón tay trỏ và ngón giữa gõ vào phía sau tai khoảng 30 lần.
  • Chườm muối hạt: Rang một ít muối hạt, cho vào túi rồi chườm quanh tai khi còn ấm. Mỗi ngày thực hiện 2 lần, mỗi lần chườm kéo dài 15 phút.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh chế độ ăn cho bà bầu cơ bản thì khi bị ù tai mẹ bầu cần thiết lập chế độ ăn uống như sau:

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu sắt, magie, kẽm;
  • Ăn đầy đủ dưỡng chất, ít đường;
  • Tăng cường trái cây và rau quả;
  • Tránh xa thực phẩm có chất kích thích như cafe, đồ ăn mặn hoặc nhiều đường, nước ngọt, nước có ga,...
  • ...

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt cũng là một trong những nguyên nhân gây ù tai, vì vậy để chữa ù tai thì trước hết mẹ bầu cần thay đổi những thói quen này. Cụ thể:

  • Tránh tiếp xúc với tiếng ồn, nếu có nên sử dụng các thiết bị bảo vệ tai hoặc dùng bông bịt tai lại;
  • Không sử dụng điện thoại trong thời gian quá dài, khi nói chuyện điện thoại nên bật loa ngoài thay vì áp tai vào loa như thông thường;
  • Không nên sử dụng tai nghe, nếu có thì không bật quá 60% âm lượng và không nghe liên tục trong 60 phút mỗi ngày;
  • Khi tắm nên hạn chế để nước lọt vào tai vì không những khiến tình trạng ù tai nặng thêm mà còn có thể gây nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc giảm thính lực;
  • Không nên ngoáy tai khi đang bị ù tai vì sẽ khiến tình trạng nặng thêm, thậm chí gây điếc tai;
  • Mẹ bầu nên luyện tập thiền mỗi ngày để giảm căng thẳng, giúp trẻ hóa và đồng thời cải thiện tình trạng ù tai;

Bà bầu bị ù tai 3

  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường thị lực, cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ về các triệu chứng thường gặp trong thai kỳ, trong đó có ù tai;
  • Sử dụng tiếng ồn trắng như tiếng mưa, tiếng sóng vỗ, tiếng máy sấy tóc,... để “át” đi tiếng ồn xung quanh và cả tiếng ù tai đang xảy ra trong cơ thể mẹ bầu;
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng,... cũng là cách để đẩy lùi những cơn ù tai khó chịu.
  • ...

Khi nào ù tai ở bà bầu cần phải đi khám?

Các trường hợp cần đi khám bác sĩ đó là:

  • Ù tai kéo dài;
  • Ù tai nặng;
  • Ù tai đi kèm với các triệu chứng khác như đau tai, mệt mỏi,...

Bà bầu bị ù tai là triệu chứng phổ biến, thông thường sẽ tự hết sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp như nói trên thì ù tai là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm, bà bầu cần phải đi khám để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm: