Hải Trần

Blog cá nhân chia sẻ về cuộc sống gia đình, kinh nghiệm Copywriter & cảm xúc thường ngày.

Bệnh phụ khoa khi mang thai: tất tần tật điều nên biết

Có trên 80% bà bầu mắc bệnh phụ khoa khi mang thai và bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng và hướng điều trị an toàn trong bài viết dưới đây!

Cũng giống như tình trạng đau đầu khi mang thai, đau lưng khi mang thai, tiêu chảy khi mang thai, ù tai khi mang thai,... thì bệnh phụ khoa cũng là hiện tượng phổ biến mà các bà bầu thường gặp phải. Tuy nhiên đối với bệnh phụ khoa thì bên cạnh những khó chịu mà triệu chứng này đem lại thì bệnh còn có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Do vậy, việc tìm hiểu tất tần tật những vấn đề liên quan đến căn bệnh này là điều mẹ bầu nào cũng nên làm để biết nguyên nhân và tìm ra hướng điều trị phù hợp.

Triệu chứng nhận biết bệnh phụ khoa ở mẹ bầu

Khi cơ thể người mẹ xuất hiện các dấu hiệu sau đây thì rất có thể mẹ đã bị bệnh phụ khoa:

  • Khí hư ra nhiều một cách bất thường, có màu xanh hoặc vàng (nếu màu trắng thì bình thường);
  • Cảm thấy ngứa, nóng rát vùng âm hộ, âm đạo;
  • Đau buốt khi đi tiểu, khó đi tiểu, nước tiểu đục;
  • Vùng kín có mùi hôi khác lạ, khó chịu;
  • Đau rát khi quan hệ tình dục;

bệnh phụ khoa khi mang thai 1

Khi xuất hiện một (hoặc vài) trong số các triệu chứng nói trên thì rất có thể mẹ bầu đã bị bệnh phụ khoa. Nhưng muốn biết cụ thể đó là bệnh gì thì mẹ hãy chịu khó đọc tiếp ở phần nội dung thứ 3 của bài viết nhé!

Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Bệnh phụ khoa là căn bệnh thường gặp ở mọi phụ nữ, và nó phổ biến hơn ở người phụ nữ mang thai, đặc biệt là mang thai giai đoạn đầu. Nguyên nhân của căn bệnh này được cho là do:

  • Vùng kín của mẹ bầu tiết ra nhiều dịch âm đạo hơn bình thường, nếu không được vệ sinh đúng cách thì sẽ khiến nấm và vi khuẩn phát triển gây ra bệnh phụ khoa;
  • Sức đề kháng của phụ nữ mang thai yếu hơn so với người thông thường, khả năng chống lại nấm và vi khuẩn kém hơn, do đó mà dễ mắc bệnh phụ khoa hơn;
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến nấm, vi khuẩn phát triển và gây ra bệnh phụ khoa.
  • ...

Các loại bệnh phụ khoa thường gặp ở mẹ bầu

Bệnh phụ khoa là tên gọi chung của nhiều căn bệnh khác nhau liên quan đến vùng kín của người phụ nữ. Dưới đây là các bệnh phụ khoa phổ biến nhất thường gặp ở các mẹ bầu:

  • Nhiễm khuẩn âm đạo: có đến 20% mẹ bầu mắc phải tình trạng này. Nguyên nhân là do có quá nhiều vi khuẩn (chủ yếu là nhóm vi khuẩn Bacterial Vaginosis) trong âm đạo gây mất cân bằng vi khuẩn và gây viêm nhiễm. Bệnh có các triệu chứng như dịch âm đạo màu xám, có mùi hôi tanh,... Biến chứng của bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể khiến vỡ màng ối sớm, nhiễm trùng nước ối, sảy thai hoặc con sinh ra nhẹ cân,...
  • Viêm âm đạo trichomoniasis: Là bệnh nhiễm trùng lây qua đường sinh dục. Biểu hiện của bệnh là ngứa ngáy, đi tiểu đau, ra nhiều khí hư màu xanh hoặc vàng, có mùi hôi khó chịu. Bệnh này có thể khiến mẹ bầu tăng nguy cơ sinh non.

bệnh phụ khoa khi mang thai 2

  • Nhiễm nấm âm đạo: Chủ yếu do nấm Candida Albicans gây nên - một loại vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột, âm đạo nhưng khi âm đạo bị mất cân bằng thì nấm Candida sẽ phát triển quá mức gây viêm nhiễm. Nguyên nhân có thể là do khi mang thai môi trường âm đạo bị thay đổi hoặc do mẹ bầu sử dụng xà phòng để vệ sinh vùng kín dẫn đến mất cân bằng pH, tạo điều kiện để nấm phát triển.
  • Nhiễm Strep B âm đạo: Nếu mẹ bầu cảm thấy đi tiểu nhiều, kèm theo nóng rát, khó đi tiểu và nước tiểu màu ddục thì khả năng cao là mẹ đã bị nhiễm Strep B âm đạo, Bệnh này có thể khiến mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ nội mạc tử cung và tăng nguy cơ sinh non hoặc sẩy thai, hoặc gây nhiễm trùng sơ sinh khiến trẻ sơ sinh bị tử vong sau đó.
  • Viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn: Lậu cầu khẩn là một trong những nguyên nhân gây bệnh phụ khoa phổ biến ở các mẹ bầu, biểu hiện chủ yếu là ngứa, tiểu gắt, nước tiểu đục, huyết trắng nhiều và nặng mùi, đau bụng dưới,... Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây viêm màng ối, tăng nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân hoặc bị vi khuẩn xâm nhập vào mắt gây viêm kết mạc,...
  • ...

Ảnh hưởng của bệnh phụ khoa đến mẹ bầu và thai nhi

Đối với mẹ bầu

  • Triệu chứng chung của các bệnh phụ khoa là gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.
  • Khi ngứa, nhiều người có thói quen gãi khiến âm đạo bị tổn thương, trầy xước khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn, từ đó dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
  • Có thể kích thích chuyển dạ sớm hoặc sẩy thai.
  • Bệnh phụ khoa nếu không được chữa trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác về phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm phần phụ,... ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của mẹ bầu sau này.

bệnh phụ khoa khi mang thai 3

Đối với thai nhi

  • Nếu mẹ bị viêm phụ khoa và sinh thường thì khi em bé đi qua tử cung và âm đạo sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn, nấm, ký sinh trùng,... rất dễ bị lây từ mẹ sang con.
  • Thậm chí, viêm phụ khoa của người mẹ còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi như gây dị tật thai, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ sẩy thai và sinh non.
  • Trẻ được sinh ra từ người mẹ bị bệnh phụ khoa có thể bị tưa miệng, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh về mắt, tai hoặc đường hô hấp,... ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này của trẻ.

Do đó, khi có các triệu chứng của bệnh phụ khoa nói trên mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan mà phải ngay lập tức đi khám và tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Mẹ bầu bị viêm phụ khoa, phải làm sao?

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Trong bất cứ mọi trường hợp, khi có dấu hiệu của bệnh phụ khoa thì mẹ bầu cần lập tức đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý chữa trị tại nhà và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Điều này không chỉ không chữa khỏi được bệnh mà còn khiến tình trạng trở nên nặng hơn.

Nguyên tắc phòng tránh và chữa trị

Song song với thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì mẹ bầu cần làm những việc sau để phòng tránh và hỗ trợ chữa trị bệnh viêm phụ khoa:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày;
  • Không thụt rửa âm đạo quá sâu;
  • Không sử dụng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh;
  • Không mặc quần bó sát, nên thay quần ít nhất 2 lần/ngày, quần lót nên chọn loại cotton, thoáng mát;
  • Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh;
  • Không sử dụng rượu bia, đồ cay nóng, đồ lạnh, đồ ngọt và các chất kích thích khác;
  • Vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, kích thích lưu thông máu;
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất và đặc biệt là tỏi (tỏi giúp kháng viêm, kháng khuẩn cực tốt), sữa chua lên men tự nhiên (cung cấp vi khuẩn có lợi, tăng cường hệ miễn dịch);
  • Không nên tắm bồn vì có thể lây nhiễm thêm nguồn vi khuẩn khác;

Lưu ý: Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thay thế được việc chẩn đoán hay điều trị y khoa. Do vậy, khi có triệu chứng của bệnh phụ khoa khi mang thai thì mẹ bầu cần ngay lập tức đến bệnh viện để được thăm khám trực tiếp và tìm ra hướng điều trị hiệu quả.

Xem thêm: