Hải Trần

Blog cá nhân chia sẻ về cuộc sống gia đình, kinh nghiệm Copywriter & cảm xúc thường ngày.

Đau đầu khi mang thai và những điều chị em cần biết

Khi mang trong mình một sinh linh bé nhỏ, mọi thay đổi của cơ thể đều khiến chị em phụ nữ lo lắng và hoang mang vì không biết có ảnh hưởng tới em bé hay không. Và, đau đầu khi mang thai là tình trạng mà rất nhiều thai phụ cho biết đã gặp phải trong ba tháng đầu hoặc cả thai kỳ. Hãy cùng tìm hiểu về chứng đau đầu này để giúp các mẹ yên tâm, bớt lo lắng hơn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Vì sao phụ nữ mang thai thường bị đau đầu?

Đau đầu khi mang thai 1

Chắc chắn đây là điều đầu tiên mà chị em muốn biết. Rất nhiều người đã chia sẻ rằng chỉ gặp chứng đau đầu sau khi mang thai mặc dù trước đó rất ít khi bị. Vậy, nguyên nhân là gì?

  • Sự thay đổi về hormone: Theo thống kê, có đến 58% bà bầu bị đau đầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Do bệnh lý: Khi mang thai, việc mắc một số căn bệnh nội khoa như viêm xoang, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm… cũng khiến chị em bị đau đầu.
  • Trọng lượng thai nhi thay đổi: Không chỉ đau đầu 3 tháng đầu, chị em cũng thường gặp phải triệu chứng này vào 3 tháng cuối. Lúc này, trọng lượng thai nhi tăng lên nhanh chóng và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể người mẹ. Việc thiếu máu dẫn truyền lên não cũng sẽ gây ra chứng đau đầu ở sản phụ.
  • Sinh hoạt thiếu khoa học: Ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa, lười uống nước, thường xuyên thức đêm hay sử dụng nhiều đồ uống chứa cồn, chất kích thích cũng có thể gây căng thẳng thần kinh, thiếu ngủ sau đó dẫn đến triệu chứng đau đầu.
  • Do môi trường sống: Việc bầu bị đau đầu cũng có thể do môi trường sống quá nhiều tiếng ồn, âm thanh chói tai. Sống trong một môi trường như vậy không tránh khỏi việc chị em bị căng thẳng, bực bội, và khó ngủ,... Lâu dần, hiện tượng đau đầu, mệt mỏi sẽ xuất hiện.

2. Đau đầu khi mang thai có nguy hiểm không?

Sau khi tìm ra nguyên nhân, điều chị em lo lắng đó là liệu chứng đau đầu khi mang thai có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến em bé trong bụng không?

Trên thực tế, khi mang thai và gặp phải tình trạng đau đầu kèm theo buồn nôn, ói mửa, giảm trí nhớ, thị lực,... sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của cả mẹ và bé.

Vì vậy, chị em không nên lơ là hay chủ quan khi phát hiện chứng đau đầu kèm theo triệu chứng khác. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng đau đầu 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu của tiền sản giật (một hội chứng bệnh lý thai nghén nguy hiểm).

3. Cần làm gì khi bị đau đầu khi mang thai?

Những ảnh hưởng của việc đau đầu lên sức khỏe mẹ và bé là không hề đơn giản. Vậy, cần phải làm gì khi có triệu chứng đau đầu khi mang thai?

Đau đầu khi mang thai 2

Gặp bác sĩ

Điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu nguy hiểm như:

  • Đau đầu dữ dội, nhất là vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Chứng đau đầu không thuyên giảm mà ngày càng tăng
  • Đau đầu và xuất hiện thêm những triệu chứng như sốt, cứng cổ, rối loạn thị giác, buồn ngủ, có cảm giác tê buốt hoặc thay đổi về cảm giác, hay tri giác.
  • Chấn thương vùng đầu và xuất hiện tình trạng đau đầu ngay sau đó
  • Đau đầu khi đọc sách, nhìn vào màn hình tivi, điện thoại, máy tính...
  • Tăng cân đột ngột
  • Bàn tay, bàn chân, khuôn mặt sưng to
  • Đau đầu kèm đau vùng bụng trên, đau vùng dưới xương sườn.

Thay đổi thói quen sống

Dù không mang thai, bạn cũng cần phải áp dụng một lối sống lành mạnh, khoa học. Vậy thì, khi đang mang thai, bạn không chỉ sống cho bản thân mà còn cần bảo vệ và nuôi dưỡng một sinh linh nhỏ bé. Điều tối quan trọng bạn cần làm đó là thay đổi thói quen sống, nhất là khi có triệu chứng đau đầu để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé.

  • Tắm nước ấm, tránh tắm nước quá nóng và tắm quá lâu: Việc tắm nước ấm có tác dụng hạn chế căng thẳng thần kinh, xua tan đi những cảm xúc tiêu cực. Từ đó, chị em sẽ có một giấc ngủ ngon hơn, từ đó giảm đi các cơn đau đầu.
  • Chế độ tập luyện thể dục: Hãy dành thời gian đi bộ, hít thở không khí trong lành vào buổi sớm bình minh vì đây là thói quen vô cùng tốt.
  • Nghỉ ngơi: Đừng bắt cơ thể phải gồng mình làm việc khi mang thai. Hãy nghỉ ngơi khi nhận thấy cơ thể đã mỏi mệt. Nhâm nhi một chiếc bánh ngọt, một ly sữa và đọc những kiến thức để chào đón bé cưng là điều bạn nên làm.
  • Chế độ dinh dưỡng: Điều quan trọng cuối cùng đó là hãy áp dụng chế độ ăn cho bà bầu một cách khoa học, hợp lý. Cụ thể, hãy ăn đủ chất, ăn những thực phẩm tốt cho bà bầu và thai nhi, tránh xa những đồ uống có cồn hay những món ăn kiêng kỵ.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây đã giúp bạn bớt lo lắng hơn về chứng đau đầu khi mang thai. Đừng quên lắng nghe cơ thể mình trong suốt thời gian mang thai để có thể bảo vệ thật tốt cho bản thân và bé cưng nhé!

Xem thêm: