Hải Trần

Blog cá nhân chia sẻ về cuộc sống gia đình, kinh nghiệm Copywriter & cảm xúc thường ngày.

Khó thở khi mang thai có sao không? Cách khắc phục

Có đến 60 - 70% người bị khó thở khi mang thai. Vậy hiện tượng này có sao không? Nguyên nhân là gì? Cách khắc phục ra sao? Hãy tìm hiểu kỹ trong bài viết này!

Cùng với đau bụng khi mang thai, ù tai khi mang thai, đau đầu khi mang thai, đau lưng khi mang thai, tiêu chảy khi mang thai,... thì khó thở cũng là triệu chứng phổ biến thường gặp ở các mẹ bầu. Bất cứ sự thay đổi nào trong suốt thời gian mang thai cũng cần lưu ý, nhất là những triệu chứng liên quan đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Nếu bạn đang gặp vấn đề về hô hấp, cụ thể là cảm thấy khó thở khi mang thai thì dưới đây là những thông tin bạn nhất định phải biết.

Tổng quan về hiện tượng khó thở khi mang thai

Thông thường, nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở khi mang thai tháng thứ 7, thứ 8 hoặc thứ 9, tuy nhiên cũng có nhiều người xuất hiện triệu chứng này ở tam cá nguyệt thứ nhất. Tùy vào mỗi người mà thời điểm xuất hiện triệu chứng khó thở sẽ khác nhau. Nhìn chung đây là triệu chứng bình thường và hầu hết sẽ “đồng hành” cùng các mẹ bầu trong suốt các giai đoạn thai kỳ.

Khó thở thường xuất hiện chủ yếu về đêm, nhất là khi mẹ bầu nằm ngủ. Khó thở có thể đi kèm cùng với các triệu chứng khác như hụt hơi, chướng bụng, cứng bụng, buồn nôn,...

khó thở khi mang thai 1

Nguyên nhân khiến bà bầu cảm thấy khó thở

Nguyên nhân chính

Khó thở 3 tháng đầu

Cơ hoành - dải mô cơ ngăn cách giữa tim và phối với bụng tăng lên khoảng 4cm để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi nên ảnh hưởng đến quá trình hít thở của người mẹ.

Sự gia tăng hormone progesterone - chất kích thích hô hấp đã khiến mẹ bầu phải thở nhanh hơn, nhiều hơn để lấy dưỡng khí cho thai nhi.

Khó thở 3 tháng giữa

Tử cung phát triển nhanh chóng gây chèn ép, khiến hoạt động của cơ hoành hạn chế, đồng thời làm tăng mức độ hoạt động của tim nên gây ra tình trạng khó thở cho mẹ bầu.

Thời điểm này, lượng máu tăng lên khoảng 50% khiến tim phải làm việc nhiều hơn, và đó là lý do khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở và mệt mỏi.

Khó thở 3 tháng cuối Khi em bé chưa xoay đầu, đầu của em bé sẽ nằm dưới xương sườn gây áp lực lên cơ hoành, từ đó gây khó thở cho mẹ.

Nguyên nhân khác

Ngoài nguyên nhân do sự thay đổi của cơ thể và sự phát triển của thai nhi như nói trên thì dưới đây là một số nguyên nhân khác dẫn đến bầu bí khó thở:

  • Mẹ bầu bị hen suyễn: Dù là đang bị hay đã từng bị thì bệnh hen suyễn đều ảnh hưởng đến khả năng hít thở của mẹ bầu.
  • Mẹ bầu bị bệnh cơ tim chu sản: Nếu khó thở đi kèm với các triệu chứng khác như mệt mỏi, sưng mắt cá chân, hạ huyết áp, tim đập nhanh, mệt mỏi thì có thể là do mẹ bầu bị bệnh cơ tim chu sản - một loại của bệnh suy tim.
  • Mẹ bầu bị bệnh thuyên tắc phổi: Khi huyết khối bị tắc nghẽn trong động mạch phổi thì sẽ tác động trực tiếp đến hệ hô hấp, biểu hiện rõ ràng nhất chính là mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở, ho và đau ngực.
  • Mẹ bầu bị tích nước trong cơ thể: Hầu hết các mẹ bầu đều bị tích nước dẫn đến phù nề. Khi phù nề, tích nước quá lớn sẽ ảnh hưởng đến phổi và mũi, từ đó gây nên tình trạng khó thở.
  • Mẹ bầu bị thiếu máu: Cơ thể mẹ bầu cần nhiều sắt hơn bình thường để sản xuất máu, nuôi dưỡng thai nhi. Nếu thiếu sắt, thiếu máu thì cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn trước để tạo oxy, từ đó gây ra hiện tượng khó thở.

Cách khắc phục hiện tượng bà bầu khó thở tại nhà

Để khắc phục hoặc giảm bớt tình trạng này, mẹ bầu nên áp dụng các biện pháp sau đây:

- Tăng cường nghỉ ngơi: Khi khó thở thì mẹ bầu nên được nghỉ ngơi, không nên gắng sức thực hiện các hoạt động thể chất như bình thường.

- Áp dụng một số bài tập thở:

  • Bài tập 1: Đứng thẳng người, hai tay buông hai bên; hít thở và từ từ đưa hai tay cao qua đầu, đồng thời nâng đầu cao khi thở; cuối cùng thở ra và hạ tay xuống. Nên thực hiện đều đặn 10 phút mỗi ngày.
  • Bài tập 2: Nằm ngửa thư giãn, tay đặt lên bụng; hít vào bằng mũi, phình bụng (sao cho tay có thể cảm nhận được chuyển động), hít vào cho đến khi cảm thấy phổi và bụng đầy không khí, giữ lại khoảng vài giâu; nhẹ nhàng thở ra bằng miệng cho đến khi bụng và phổi đã trống. Lặp lại động tác này trong 5 - 10 phút.
  • Bài tập 3: Ngồi ở tư thế thoải mái, thư giãn; ép 2 môi lại với nhau và chừa lại một khoảng nhỏ ở giữa; hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, trong lúc thở đếm từ 1 - 4. Lặp lại động tác từ 6 - 10 phút.

Ngoài ra, đi bộ hoặc tập yoga cũng là những biện pháp tốt đề điều hòa nhịp tim và cải thiện nhịp thở.

- Thay đổi tư thế: Khi ngồi hoặc đứng thì giữ thẳng lưng để phổi có khoảng không tiếp nhận oxy dễ dàng. Còn khi nằm thì nên chèn gối vào lưng và phần thân trên, tránh để thai nhi gây áp lực nên phổi, đồng thời chọn tư thế ngủ nằm nghiêng sang trái để tử cung không chèn lên đông mạch chủ - là mạch chính dẫn máu chứa oxy đi đến các cơ quan trong cơ thể.

khó thở khi mang thai 2

- Bồi bổ sức khỏe: Bên cạnh chế độ ăn cho bà bầu thông thường thì đối với bà bầu khó thở nên thiết lập chế độ ăn phù hợp, bằng cách bổ sung thêm vitamin tổng hợp, canxi và bổ sung sắt để tránh tình trạng thiếu máu.

- Chọn trang phục thoải mái: Chọn trang phục rộng rãi, thoải mái khi mang thai không chỉ tránh tình trạng khó thở mà còn giúp thai nhi cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

- Giữ tâm trạng thoải mái: Mẹ bầu áp lực, suy nghĩ, lo âu nhiều cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở hoặc khiến tình trạng khó thở nặng nề thêm. Vì vậy, mẹ cần giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, vui vẻ, lạc quan để hạn chế bớt các hiện tượng này.

Khó thở khi mang thai có sao không? Khi nào cần đi bác sĩ?

Có đến 60 - 70% phụ nữ có triệu chứng khó thở khi mang thai, con số đó cho thấy sự phổ biến của hiện tượng này. Đây là triệu chứng bình thường, thường gặp ở bất cứ giai đoạn nào khi mang thai. Hầu hết 95% người mẹ sẽ hết khó thở sau khi sinh.

Nếu khó thở mang thai do các nguyên nhân chính - sự tác động của thai kỳ thì nó không nguy hiểm và tự động sẽ biến mất. Nhưng nếu khó thở do các nguyên nhân khác, cụ thể khó thở kèm theo các triệu chứng sau thì cực kỳ nguy hiểm mẹ không được xem nhẹ:

  • Khó thở kéo dài;
  • Thở khò khè;
  • Tim đập nhanh, nhịp tim tăng bất thường;
  • Kèm đau tức ngực;
  • Môi, chân, ngón tay chuyển màu xanh;
  • Ho liên tục và kéo dài, kèm theo sốt, ớn lạnh;

khó thở khi mang thai 3

Khi xuất hiện các triệu chứng nói trên kèm theo khó thở khi mang thai thì mẹ bầu cần nhanh chóng đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp nhất. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ thăm khám hay kê đơn.

Xem thêm: