Hải Trần

Blog cá nhân chia sẻ về cuộc sống gia đình, kinh nghiệm Copywriter & cảm xúc thường ngày.

Mẹ bầu bị ho có sao không? Chữa trị thế nào? (Lời khuyên)

Ho là một hiện tượng bình thường đối với tất cả mọi người. Vậy mẹ bầu bị ho thì có sao không, có ảnh hưởng đến thai nhi không? Làm thế nào để chấm dứt tình trạng khó chịu này? Hãy theo dõi bài viết này để có câu trả lời!

Nếu là người bình thường bị ho thì các cơn ho chỉ gây khó chịu đến người bị ho, còn mẹ bầu thì kéo theo nguy cơ ảnh hưởng đến cả thai nhi. Ngoài ra, nếu là người bình thường ho thì họ có thể chấm dứt cơn ho khó chịu này bằng các loại thuốc tây, thuốc nam; nhưng đối với mẹ bầu thì việc sử dụng thuốc phải hết sức cân nhắc vì thuốc có thể làm hại tới thai nhi. Do vậy khi bị ho, điều mẹ bầu lo lắng không chỉ là sự ảnh hưởng đến thai nhi mà còn là cách chữa trị cơn ho như thế nào cho nhanh chóng, hiệu quả mà phải đảm bảo an toàn nhất. Nếu bạn cũng có chung thắc mắc này thì đừng rời khỏi bài viết này nhé!

Mẹ bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?

mẹ bầu bị ho 1

Nếu mẹ bầu chỉ ho thông thường giống như cảm lạnh, ho khan và không có các triệu chứng nặng nề thì không ảnh hưởng đến thai nhi. Mặc dù khi mẹ ho thì em bé trong bụng có thể bị chuyển động lên xuống nhưng sẽ không làm tổn thương bé về thể chất. Vì em bé trong bụng mẹ đã được nước ối bảo vệ giúp bé tránh khỏi những tác động của môi trường bên ngoài như sốc, rung động, tiếng ồn và áp lực. Vì vậy, nếu chỉ là các cơn ho thông thường thì mẹ không cần lo lắng.

Nhưng trong một số trường hợp nếu mẹ ho liên tục và kéo dài (dù đã áp dụng các cách chữa trị vẫn không khỏi), ho do các bệnh hen suyễn hoặc nhiễm trùng phổi, đi kèm với nhiều triệu chứng nặng nề,... thì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Cụ thể:

  • Thai chậm phát triển: Nếu mẹ bầu bị ho dẫn đến co thắt ở vùng ngực sẽ gây cảm giác mệt, đau từ đó dẫn đến mất ngủ, chán ăn khiến thai nhi chậm phát triển;
  • Động thai hoặc dọa sinh non: Nếu mẹ bị ho kéo dài, liên tục, ho mạnh thì sẽ dẫn đến kích thích các cơn gò tử cung gây ra động thai hoặc dọa sinh non;
  • Có thể gây mất tim thai đột ngột: Trong trường hợp ho là dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm trùng của cơ thể mẹ nhưng không được phát hiện, chữa trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nguy hiểm nhất có thể khiến mất tim thai đột ngột.

Như vậy, muốn biết ho có ảnh hưởng đến thai nhi hay không thì mẹ cần biết nguyên nhân gây ra các cơn ho là gì, biểu hiện của cơn ho như thế nào để từ đó tìm hướng điều trị phù hợp.

Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị ho?

Theo giai đoạn mang thai

Thời gian mang thai của phụ nữ sẽ được chia thành 3 giai đoạn và cơn ho có thể xuất hiện ở cả 3 giai đoạn đó.

Giai đoạn 3 tháng đầu Dị ứng, sự thay đổi của thời tiết, ô nhiễm môi trường cộng với sức đề kháng yếu đã khiến mẹ bầu bị ho 3 tháng đầu. Cơn ho giai đoạn này thường khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, vì vậy hãy tránh xa các tác nhân gây ho này.
Giai đoạn 3 tháng giữa Nếu mẹ bầu bị ho khi mang thai thứ 3, 4 thì nguyên nhân có thể là do thai nhi mọc tóc và đây là một triệu chứng hết sức bình thường. Cơn ho này có thể bắt đầu từ tuần thứ 14 kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Bà bầu bị ho 3 tháng giữa không đáng lo ngại và nó thường sẽ tự hết mà không ảnh hưởng nhiều đến mẹ bầu và thai nhi.
Giai đoạn 3 tháng cuối Khác với 2 giai đoạn trên, nếu bà bầu bị ho 3 tháng cuối thì cần lưu ý vì có thể tác động đến tử cung gây co thắt và tăng nguy cơ sinh non. Nếu cơn ho là dấu hiệu của bệnh viêm phổi thì có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho thai nhi và gây suy thai. Nếu ho kèm ra máu thì mẹ bầu cần đi khám bác sĩ ngay để biết bị ho 3 tháng cuối có sao không.

Nguyên nhân khác

  • Sự thay đổi của thời tiết: thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa đông trời lạnh đột ngột là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các bệnh về hô hấp ở mọi người. Đặc biệt là đối với mẹ bầu có sức đề kháng kém thì khi đối diện với sự thay đổi của thời tiết thường bị cảm và ho.
  • Sự thay đổi của nội tiết tố: Khi mang thai cơ thể của người mẹ có nhiều thay đổi, trong đó có nội tiết tố. Sự thay đổi này khiến mẹ yếu hơn, ăn uống kém hơn từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp và dẫn đến các cơn ho.
  • Mắc một số bệnh về hô hấp: Nếu mẹ bầu có tiền sử bị hen suyễn hay nhiễm trùng đường hô hấp (viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi,...) thì khi mang bầu rất dễ bị ho. Ngoài ra, bệnh trào ngược dạ dày và dị ứng cũng là những nguyên nhân gây ho khi mang thai mà mẹ cần lưu ý.

mẹ bầu bị ho 2

  • Hệ miễn dịch yếu: Hệ miễn dịch của phụ nữ thường yếu đi khi họ mang thai, chính vì vậy mà họ dễ bị các vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công gây ra ho. Nhất là đối với những người ăn uống không đủ chất, thiếu hụt vitamin thì nguy cơ ho sẽ cao hơn người bình thường.
  • Ô nhiễm môi trường: Mẹ bầu sống ở môi trường không khí bị ô nhiễm sẽ có nguy cơ bị ho cao hơn những người sống ở môi trường sạch sẽ, thoáng mát.

Mẹ bầu bị ho phải làm sao?

Các bài thuốc trị ho dành cho bà bầu

  • Tắc (quất) + mật ong: Tắc rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra, cắt đôi quả tắc rồi trộn với mật ong vừa đủ, đem chưng cách thủy khoảng 15 - 10 phút. Lấy ra, dầm nát tắc, bỏ hạt rồi dùng cả nước lẫn cái. Mỗi ngày dùng 2 - 3 lần.
  • Gừng tươi: Gừng tươi thái lát mỏng rồi pha cùng nước sôi dùng để uống hoặc dùng gừng trộn với mật ong để ngậm trong miệng cũng trị ho hiệu quả.
  • Tỏi sống: Nếu mẹ bầu bị ho do viêm họng thì nên nhau vài tép tỏi sống rồi nuốt từ từ, thực hiện ngày 2 - 3 lần sẽ có kết quả tốt.
  • Vỏ quýt + cam thảo + rễ cỏ tranh: Lấy một lượng vừa đủ, trộn đều với nhau rồi cho mật ong vào, đem chưng cách thủy 20 phút rồi chắt lấy nước để uống.
  • Húng chanh + tắc + đường phèn: Húng chanh và tắc rửa sạch, đem xay nhuyễn, sau đó trộn với một ít đường phèn và đem chưng cách thủy khoảng 10 phút. Chắt lấy nước uống, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần uống 2 - 3 thìa cafe.
  • Chanh + mật ong: Pha một ly nước chanh ấm rồi cho thêm một thìa mật ong vào, ngày uống 1 - 2 lần sẽ trị ho do cảm lạnh, cảm cúm rất tốt. Đây cũng là cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu rất hiệu quả.

mẹ bầu bị ho 3

  • Cam nướng: Nếu mẹ bầu bị ho cảm lạnh, có đờm thì nên nướng cam (bằng lửa hoặc lò vi sóng) cho chín rồi bóc vỏ ăn nóng sẽ trị ho rất tốt.
  • Lê + gừng + mật ong: Bộ ba nguyên liệu này khi kết hợp với nhau cũng sẽ trị ho rất hiệu quả. Lê gọt vỏ cắt nhỏ, trộn với một vài lát gừng tươi và mật ong đem chưng cách thủy cho đến khi lê chín mềm thì dùng cả cái lẫn nước. Mỗi ngày dùng 2 lần.
  • Diếp cá + nước vo gạo: Diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn rồi trộn cùng nước vo gạo. Đun sôi hỗn hợp trên lửa nhỏ khoảng 20 phút. Đợi nguội thì lọc lấy nước dùng ngày 2 - 3 lần.

Những lưu ý khi bà bầu trị ho

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc trị ho thì mẹ bầu cũng cần lưu ý các vấn đề sau đây để nhanh khỏi bệnh và quá trình chữa bệnh không làm ảnh hưởng đến thai nhi:

  • Không thức khuya, ngủ đủ giấc;
  • Vận động điều độ nhưng không gắng sức;
  • Hạn chế đi đến nơi đông người, nơi có gió lạnh;
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay thường xuyên;
  • Súc miệng, họng bằng nước muối sinh lý;
  • Giữ ấm cơ thể;
  • Tiêm vắc xin đầy đủ;
  • Bổ sung sắt, axit foric, canxi, magie,... đầy đủ (theo hướng dẫn của bác sĩ);
  • Tăng cường bổ sung vitamin C từ các loại trái cây tự nhiên như cam, quýt, bưởi, ổi, táo, lê, đu đủ,...;
  • Thiết lập chế độ ăn cho bà bầu đủ dinh dưỡng như thịt, sữa, trứng, ngũ cốc, rau quả,...;
  • Bên cạnh những thực phẩm bà bầu không nên ăn thì khi ho mẹ bầu còn phải tránh đồ lạnh, đồ tanh, đồ chiên rán, đồ ngọt, mặn, nước co ga,...
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc tây khi chưa được bác sĩ cho phép.

Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Nếu chỉ là cơn ho thông thường thì mẹ bầu chỉ cần áp dụng các cách nói trên sẽ thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên nếu ho kèm theo các dấu hiệu bất thường dưới đây thì mẹ cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và tìm ra hướng điều trị phù hợp:

  • Ho dai dẳng, kéo dài;
  • Ho kèm theo đau rát cổ họng, tức ngực;
  • Ho khó thở;
  • Bà bầu bị ho có đờm;
  • Ho kèm theo sốt;
  • Ho ra máu;

Cùng với tiêu chảy khi mang thai, đau lưng khi mang thai, ù tai khi mang thai, đau đầu khi mang thai,... thì ho cũng là triệu chứng phổ biến thường gặp trên 50% mẹ bầu. Đa số các trường hợp đều là bình thường, không đáng lo ngại nhưng cũng có không ít các trường hợp là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do vậy mẹ bầu không được chủ quan mà luôn chú ý đến các dấu hiệu của bệnh để kịp thời đi khám và chữa trị.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được mẹ bầu bị ho có sao không và phải làm như thế nào để chấm dứt tình trạng này. Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế việc thăm khám và điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy khi có bất cứ triệu chứng nào bất thường thì mẹ cần đi khám để tìm ra nguyên nhân thực sự và hướng điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm: