Hải Trần

Blog cá nhân chia sẻ về cuộc sống gia đình, kinh nghiệm Copywriter & cảm xúc thường ngày.

Cảnh báo: Những dấu hiệu thai yếu mẹ bầu không nên chủ quan

Hành trình 9 tháng 10 ngày mang thai chưa bao giờ đơn giản và dễ dàng. Vì vậy, ngoài chăm sóc bản thân thật tốt, mẹ bầu cũng không nên chủ quan với những dấu hiệu thai yếu dưới đây.

Những dấu hiệu thai yếu mẹ bầu dễ nhận biết nhất

Những dấu hiệu thai yếu 1

Vào những tháng đầu thai kỳ, dấu hiệu bị động thai có thể cảnh báo những trường hợp xấu nhất có thể đến với mẹ bầu đó là sảy thai. Từ những tháng thứ 4 trở đi, những dấu hiệu thai yếu cho thấy thai nhi đang gặp nguy hiểm và mẹ bầu cần lập tức thăm khám bác sỹ ngay.

Dưới đây là những dấu hiệu các mẹ không nên chủ quan. Hãy nhớ rằng, nếu gặp phải một trong những dấu hiệu đó, hãy ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất.

  • Ra máu bất thường: Đây là dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu thường gặp ở nhiều bà bầu. Điều này cho thấy nguy cơ bị động thai, sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung. Nếu máu ra ít, mẹ bầu có thể ở nhà nghỉ dưỡng, tránh vận động nhiều. Nếu máu ra ồ ạt, hãy thăm khám bác sĩ ngap lập tức.
  • Cử động của thai ít: Thông thường, bác sĩ sẽ dặn dò mẹ bầu để ý tần suất thai máy (cử động thai). Cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu thắc mắc vì sao thai nhi đạp ít ở tháng thứ 6? Nếu em bé của bạn bỗng nhiên đạp ít thì có nghĩa bé đang buồn ngủ, nhưng cũng không ngoại trừ khả năng bé bị mất nước hoặc dây rốn đang bị tổn thương. Vì vậy, mẹ đừng quên số lần thai máy trong ngày để kịp thời xử lý.
  • Mất cảm giác mang thai: Nếu trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bỗng thấy các dấu hiệu như căng tức ngực, mệt mỏi, thèm ăn hay chán ăn… biến mất thì hãy cẩn trọng vì đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy thai yếu, dễ bị động thai, sẩy thai.
  • Một vài dấu hiệu khác: Đau khi đi tiểu, tiểu buốt, ngứa, đau đầu dữ dội, sốt cao, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, dịch tiết âm đạo quá nhiều… cũng là những dấu hiệu mẹ không nên chủ quan.

Hãy nhớ rằng, thai nhi được nuôi dưỡng bởi mẹ qua cuống rốn nên mẹ cần phải có một sức khỏe tốt thì mới có thể đảm bảo em bé cũng đang phát triển tốt trong bụng.

Mẹ cần làm gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh?

Những dấu hiệu thai yếu 2

Bên cạnh việc theo dõi những thay đổi của cơ thể khi mang thai, mẹ cũng cần:

  • Chuẩn bị trước khi mang thai để có một sức khỏe tốt nhất
  • Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ
  • Áp dụng chế độ ăn cho bà bầu một cách khoa học, lành mạnh. Nên bổ sung những thực phẩm tốt cho thai nhi và hạn chế những món ăn kiêng kỵ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Luôn giữ một tinh thần thoải mái, lạc quan. Hãy luôn chỉ nghĩ đến những điều vui vẻ trong thời gian mang thai.

Dẫu biết thời kỳ bầu bí nhiều mệt mỏi và lo lắng, nhưng các mẹ bầu đừng vì thế mà để ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ chỉ cần nhớ rằng không chủ quan với những dấu hiệu thai yếu hay bất kỳ một sự thay nào của cơ thể mình. Bản năng làm mẹ sẽ giúp cho các mẹ bầu biết như thế nào là tốt nhất cho bé yêu của mình. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Xem thêm: