Hải Trần

Blog cá nhân chia sẻ về cuộc sống gia đình, kinh nghiệm Copywriter & cảm xúc thường ngày.

#5 điều cần biết về sa tử cung khi mang thai

Sa tử cung khi mang thai tuy không phải là hiện tượng phổ biến nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu về dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị sa tử cung trong phần nội dung dưới đây!

Sa tử cung (còn được gọi là sa tình dục, sa dạ con, sa thành âm đạo) là bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên vẫn có nhiều người bị sa tử cung ngay cả khi đang mang bầu. Tùy vào cấp độ sa mà mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với mẹ bầu và thai nhi là khác nhau.

Sa tử cung khi mang thai là gì?

Khái niệm

Tử cung là bộ phận thuộc cơ quan sinh sản của người phụ nữ, nó nằm giữa bàng quang và trực tràng, được cố định bởi các loại dây chằng. Tử cung có vai trò hỗ trợ điều chỉnh lưu lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt và trong quá trình sản sinh trứng, chuẩn bị môi trường để đến trứng thụ tinh và mang thai. Trong thời gian mang thai, tử cung có vai trò nuôi dưỡng thai nhi.

Tuy nhiên vì một số lý do nào đó (sẽ được nhắc đến ở phần 3 của bài viết) mà dây chẳng cố định tử cung bị yếu đi. Việc suy yếu này khiến tử cung bị rời khỏi vị trí ban đầu và hạ xuống âm đạo. Tình trạng này được gọi là sa tử cung.

Nói một cách dễ hiểu hơn, sa tử cung khi mang thai chính là hiện tượng tử cung bị sa (hạ) xuống dưới âm đạo khi mang thai.

Để hiểu rõ hơn về bệnh, bạn hãy xem hình ảnh sa tử cung sau đây:

Sa tử cung khi mang thai 1

Phân loại

Sa tử cung được chia thành 2 loại chính, đó là:

Sa tử cung bán phần Xảy ra khi một phần của tử cung tiến vào âm đạo nhưng không đi xuyên qua bộ phận này.
Sa tử cung toàn phần Xảy ra khi tử cung hạ xuống khá xa so với vị trí ban đầu, có thể sa đến mức một phần của tử cung bị lộ ra ngoài âm đạo.

Các giai đoạn của bệnh

Bệnh được chia thành 4 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1 Tử cung bị sa xuống, nằm ở phần trên của âm đạo.
Giai đoạn 2 Tử cung hạ xuống thấp dần, có thể gần lỗ âm đạo hoặc cách cửa âm đạo 1cm trở vào trong.
Giai đoạn 3 Tử cung bị tụt xuống ngoài âm đạo và nhô một phần lớn ra ngoài âm đạo.
Giai đoạn 4 Tử cung bị tụt hoàn toàn ra khỏi âm đạo, có thể nhìn thấy bằng mắt.

Dấu hiệu sa tử cung khi mang thai

Ở giai đoạn đầu sa tử cung rất khó để có thể nhận biết, nó thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng bình thường khác khi mang thai (đau lưng, căng phồng âm đạo,...). Chỉ khi tử cung bị sa xuống gần âm đạo hoặc qua âm đạo thì các triệu chứng mới thể hiện rõ ràng, nhưng lúc này mức độ bệnh đã trở nên nguy hiểm. Do vậy, trong suốt thời gian mang thai bạn phải luôn “lắng nghe” cơ thể phát hiện ra những bất thường để từ đó thăm khám và tìm ra hướng điều trị kịp thời.

Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn nhận biết mình có đang bị sa tử cung hay không:

Dấu hiệu ở âm đạo

Có cảm giác nặng nề, áp lực ở vùng chậu

Nhìn thấy hoặc cảm thấy khối phồng

Nặng nề và cảm giác có sức ép ở âm đạo

Dịch tiết quá nhiều hoặc bất thường

Cổ tử cung bị tụt qua lỗ âm đạo

Cảm giác đau vùng khung chậu, bụng dưới hoặc đau lưng (khác với đau lưng khi mang thai thông thường)

Dấu hiệu ở tiết niệu

Thường xuyên bị nhiễm trùng bàng quang

Xuất hiện các vấn đề về tiểu tiện: đi tiểu không tự chủ, đi tiểu nhiều, tiểu gấp hoặc tiểu són.

Dấu hiệu ở đường ruột

Không kiểm soát được tình trạng đầy hơi, phân lỏng hoặc rắn

Táo bón

Khi đại tiện phải rặn ép

Dấu hiệu khi quan hệ tình dục

Đau rát hoặc khó khăn khi quan hệ

Giảm cảm giác tình dục

Sa tử cung siêu âm có thấy không?

Dấu hiệu của sa tử cung thường bị nhầm lần với các dấu hiệu mang thai khác, do vậy siêu âm là một trong những cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh nếu chị em nghi ngờ mình bị sa tử cung.

Siêu âm sẽ quan sát được hình ảnh tử cung một cách rõ ràng nhất. Trên cơ sở đó bác sĩ sẽ biết được bạn có bị sa tử cung không, nếu bị thì đang ở giai đoạn nào và biện pháp nào chữa trị phù hợp nhất.

Lưu ý: Chỉ siêu âm khi đã thăm khám và được bác sĩ chỉ định.

Nguyên nhân gây sa tử cung khi mang thai

  • Nguyên nhân từ thai nhi: Có thể do thai nhi quá lớn hoặc mẹ mang đa thai thì nguy cơ bị sa tử cung sẽ cao hơn mẹ bầu khác;
  • Nguyên nhân từ mẹ bầu: Có thể do mẹ bầu bị thừa cân, có khối u vùng chậu, ổ bụng có tình trạng tụ dịch, nhau thai bất thường, thay đổi nội tiết tố, táo bón, rối loạn đại tiện kéo dài, ho mãn tính (nếu bà bầu bị ho thì cần hết sức lưu ý), lao động nặng, dị tật bẩm sinh ở tử cung (tử cung 2 buồng, kích thước cổ và eo tử cung bất thường,...),...
  • Nguyên nhân từ bên ngoài: Có thể do chế độ ăn cho bà bầu không hợp lý gây thừa cân, béo phì, gây áp lực lên vùng xương chậu.

Những đối tượng có nguy cơ mắc sa tử cung cao

Ngoài những nguyên nhân nói trên thì những đối tượng sau đây có khả năng bị sa tử cung cao hơn so với người bình thường:

  • Thai phụ tuổi quá cao;
  • Phụ nữ sinh nở nhiều lần;
  • Người từng nạo phá thai nhiều lần;
  • Những người chỉ số BMI cao;
  • Người có tiền sử yếu cơ bẩm sinh;
  • Người từng bị chấn thương vùng chậu;
  • Người từng trải qua phẫu thuật tử cung;

...

Sa tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Sa tử cung khi mang thai 2

Sa tử cung có thể mang đến các hậu quả sau đây:

  • Gây sảy thai hoặc thai chết lưu, ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ;
  • Gây sinh non, băng huyết, tăng nguy cơ vỡ tử cung gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé;
  • Mất khả năng sinh con nếu như viêm loét, hoại tử phải cắt bỏ tử cung;
  • Ảnh hưởng đến các cơ quan khác nếu không được điều trị kịp thời (sa trực tràng, bàng quang,...);

Sa tử cung có mang thai được không?

Nếu sa tử cung giai đoạn 1 thì vẫn có khả năng có thể mang thai. Tuy nhiên các bác sĩ khuyên người bệnh nên điều trị bệnh khỏi hẳn rồi hãy mang thai. Bởi vì mang thai khi bị sa tử cung thì việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn, đồng thời mức độ ảnh hưởng cũng cao hơn so với người bình thường.

Bà bầu bị sa tử cung phải làm sao?

Điều trị không phẫu thuật

Chỉ áp dụng đối với các trường hợp nhẹ, bằng cách:

  • Đặt vòng nâng tử cung ở đường âm đạo;
  • Thực hiện các bài tập vùng chậu, Kegel;
  • Sử dụng biện pháp estrogen âm đạo

Điều trị phẫu thuật

Đối với các trường hợp nặng áp dụng các phương pháp nói trên không hiệu quả thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Có 2 phương pháp phẫu thuật sa tử cung gồm:

  • Phẫu thuật treo tử cung
  • Phẫu thuật cắt tử cung

Tuy nhiên đối với thai phụ thì bác sĩ sẽ hạn chế sử dụng phương pháp phẫu thuật xâm lấn, thay vào đó sẽ ưu tiên phương pháp nội soi ổ bụng.

Điều trị tại nhà

Bằng cách:

  • Duy trì cân nặng hợp lý;
  • Không khiêng vác đồ nặng;
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh để hạn chế tình trạng táo bón;
  • Thiết lập chế độ ăn giàu canxi, magie, kẽm,... để tăng sức mạnh của hệ thống cơ;
  • Giữ ấm cơ thể, tránh ho, cảm lạnh sẽ gây áp lực lên vùng chậu;

Trên đây là tất tần tật những điều cần biết về sa tử cung khi mang thai. Lưu ý: Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế sự chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa. Khi có dấu hiệu nghi bị sa tử cung bạn cần nhanh chóng đi khám để được bác sĩ kết luận và tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm: