Hải Trần

Blog cá nhân chia sẻ về cuộc sống gia đình, kinh nghiệm Copywriter & cảm xúc thường ngày.

Siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi không? (Lời khuyên)

Siêu âm là việc mà các mẹ vẫn thường làm để biết bé yêu của mình có được khỏe mạnh hay không. Nhưng siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi? Khi nào nên siêu âm? Bài viết này sẽ giải đáp tất tần tật mọi vấn đề xoay quanh siêu âm thai.

Những điều mẹ nên biết về siêu âm

Hầu hết các mẹ khi mang bầu đều siêu âm ít nhất một lần. Nhưng nhiều mẹ không biết siêu âm là gì, tại sao phải siêu âm, có những phương pháp siêu âm nào… Vậy thì nên đọc bài viết này để tường tận mọi vấn đề về siêu âm.

Siêu âm là gì?

Siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi không 1

Siêu âm hay siêu âm thai là một phương pháp chẩn đoán y khoa. Phương pháp này sử dụng sóng âm để thu được hình ảnh của thai nhi, nhau thai, tử cung và nhiều cơ quan khác ở khung xương chậu.

Tại sao phải siêu âm thai?

Siêu âm thai có thể là do mẹ yêu cầu nhưng cũng có thể là do bác sĩ chỉ định, nhằm mục đích:

  • Kiểm tra và xác định vị trí, sự phát triển của thai nhi.
  • Ở giai đoạn đầu thai kỳ, siêu âm nhằm biết vị trí của thai nhi có đúng không, có nằm ngoài tử cung không (Xem thêm bài liên quan: Thai ngoài tử cung có sao không? Giải đáp các vấn đề liên quan).
  • Kiểm tra và phát hiện dị tật nếu có.
  • Siêu âm vào tháng cuối thai kỳ (thường sau tuần 38) để biết vị trí nằm của thai là thường hay ngược.
  • Siêu âm để biết em bé sắp sinh chưa vào những ngày cuối hoặc quá ngày dự sinh.
  • Siêu âm để theo dõi thai khi mẹ làm các xét nghiệm khác như nội soi thai, chọc dò ối, mổ lấy thai…

Có mấy phương pháp siêu âm thai?

Siêu âm thai thường sử dụng 4 phương pháp sau đây:

  • Siêu âm trắng đen: bác sĩ sẽ phân biệt được gan, thận, ruột…
  • Siêu âm Doppler màu: dựa trên hiệu ứng Doppler để xác định hướng chuyển động của thai nhi, thường được dùng để kiểm tra tình trạng chức năng của nhau thai.
  • Siêu âm qua âm đạo: đưa trực tiếp đầu dò vào âm đạo để lấy hình ảnh của thai nhi trong tử cung. Thường sử dụng vào giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, vì lúc này thai nhi rất nhỏ, nếu siêu âm qua thành bụng sẽ không thấy được gì.
  • Siêu âm 2D, 3D và 3D: sử dụng sóng âm thanh để tổng hợp các tín hiệu và dựng lên hình ảnh 3 hoặc 4 chiều (trừ siêu âm 2D chỉ có 2 chiều).

Siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi không?

Siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi không 2

Siêu âm thai ngày nay đang bị lạm dụng quá nhiều. Có không ít các bà mẹ nóng lòng muốn biết sức khỏe hoặc nhìn thấy hình ảnh của thai nhi mỗi ngày mà không ngại ngần thường xuyên đi siêu âm.

Tuy nhiên, lạm dụng siêu âm là điều không tốt. Siêu âm nếu được áp dụng với mức độ vừa phải, hợp lý (về cả thời gian và cường độ) thì sẽ không ảnh hưởng đến mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu siêu âm quá nhiều thì sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi (nhất là 3 tháng đầu).

Vậy khi nào nên siêu âm thai?

Mẹ nên đi khám và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Khi nào bác sĩ chỉ định siêu âm thì mới nên siêu âm. Không nên vì sự nóng lòng muốn nhìn thấy con mà lựa chọn siêu âm thường xuyên. Thông thường sẽ có các cột mốc siêu âm sau đây:

  • Tuần thứ 4 - 8: siêu âm để kiểm tra xem phôi thai đã vào tử cung an toàn chưa, thai nhi đã có tim thai chưa.
  • Tuần thứ 12 - 14: siêu âm để tính tuổi thai, chẩn đoán và dự đoán về nhiễm sắc thể xem có bất thường không. Đồng thời, cũng ở giai đoạn này siêu âm sẽ giúp mẹ biết thai mình đang mang là đơn, đôi hay đa thai.
  • Tuần thứ 21 - 24: giai đoạn này thai nhi đã hình thành rõ nét về hình dáng nên siêu âm sẽ dễ dàng nhìn thấy hình ảnh của trẻ. Đây là giai đoạn quan trọng để siêu âm, giúp bác sĩ nhận ra bé có bị dị tật bẩm sinh không, từ đó đưa ra lời khuyên tốt nhất cho mẹ.
  • Tuần thứ 30 - 32: siêu âm giai đoạn này các bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình hình sức khỏe ở các động mạch, tim… Đồng thời kiểm tra dây rốn, nước ối và vị trí của nhau thai xem có bình thường không.

Những lưu ý khi siêu âm thai mẹ nên biết

Siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi không 3

Để siêu âm thuận lợi và đạt kết quả tốt nhất, mẹ nên “bỏ túi” một vài lưu ý sau đây:

  • Những tuần đầu thai kỳ, mẹ không nên sử dụng phương pháp siêu âm Doppler;
  • Khi siêu âm đầu dò, đầu dò không được giữ quá lâu ở cùng một vị trí;
  • Nếu mẹ bị sốt, không nên siêu âm hoặc tiến hành siêu âm nhanh chóng;
  • Trong 3 tháng đầu khi đi siêu âm, mẹ nên uống nhiều nước để đầy bàng quang, từ đó đẩy tử cung lên cao hơn, giúp các bác sĩ nhìn thấy em bé dễ dàng hơn.
  • Nhưng từ tháng thứ 4 trở đi thì khi đi siêu âm mẹ cần làm trống bàng quang bằng cách đi tiểu trước khi siêu âm.

Như vậy bài viết đã giải đáp được vấn đề siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi không. Bản chất của siêu âm không hề xấu, không gây hại cho thai nhi, nhưng nếu bị lạm dụng quá nhiều thì chắc chắn sẽ không tốt (không riêng gì siêu âm mà bất cứ cái gì cũng vậy, vừa đủ thì tốt, còn lạm dụng thì sẽ có ảnh hưởng ngay). Tốt hơn hết mẹ nên đi khám định kỳ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ và chỉ nên siêu âm khi có sự chỉ định của bác sĩ khám thai cho mình.

Xem thêm: