Hải Trần

Blog cá nhân chia sẻ về cuộc sống gia đình, kinh nghiệm Copywriter & cảm xúc thường ngày.

Bà bầu bị đau lưng: Nguyên nhân & cách khắc phục

Có hơn 50% bà bầu bị đau lưng trong suốt thai kỳ, đặc biệt là từ sau tam cá nguyệt thứ 2 kéo dài đến sau sinh. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Cách khắc phục ra sao? Hãy tìm hiểu trong bài viết này!

Tùy vào từng người mà mức độ đau, vị trí đau và nguyên nhân gây đau có sự khác nhau Trong đó phổ biến nhất vấn là các biểu hiện sau:

  • Đau lưng vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ;
  • Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu;
  • Đau thắt lưng;
  • Cơn đau nặng về đêm.

bà bầu bị đau lưng 1

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng

Căng cơ lưng

Khi kích thước thai nhi lớn dần, trọng lượng cơ thể sẽ bị dồn về phía trước khiến cơ thể có xu hướng uốn cong người về phía trước. Để giữ thăng bằng thì cơ thể phải nghiêng người về phía sau, điều này khiến cho cơ lưng hoạt động nặng hơn và dẫn đến căng cơ lưng.

Căng cơ lưng gây ra tình trạng nhức mỏi, co cứng và đau lưng, nhất là càng về cuối thai kỳ.

Yếu cơ bụng Cơ bụng là bộ phận hỗ trợ cột sống và giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe vùng lưng. Tuy nhiên khi mang thai thì cơ bụng bị căng ra và yếu đi, điều này đã khiến mẹ bầu bị đau lưng, nhất là khi vận động, tập thể dục.
Hormone thai kỳ Hormone thai kỳ xuất hiện nhằm nới lỏng các dây chằng ở khớp xương chậu, giúp khớp vùng chậu linh hoạt hơn và nới lỏng hơn để chuẩn bị cho việc sinh em bé sau này. Nhưng cũng chính vì việc nới lỏng khớp xương chậu nếu như diễn ra quá mức sẽ gây ra hiện tượng đau lưng khi mang thai.
Vị trí của thai nhi Tình trạng này thường gặp ở tháng cuối thai kỳ. Nếu như em bé ở trong bụng mẹ đang nằm ở vị trí lưng của bé ngược với lưng của mẹ thì sẽ gây nên sức ép vùng xương lưng của mẹ, từ đó dẫn đến các cơn đau lưng.
Tư thế ngồi, đứng, di chuyển

Nếu mẹ bầu ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống 2 tay ra phía sau để giữ trọng lượng cơ thể thì hầu hết sẽ gây ra các cơn đau lưng.

Ngoài ra, việc đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật không đúng cách cũng là nguyên nhân gây tổn thương đến vùng chằng của lưng, khiến cơn đau xuất hiện hoặc tăng mức độ đau lên.

Đau thần kinh tọa Một số ít trường hợp mẹ bầu bị đau lưng là do liên quan đến chứng đau thần kinh tọa. Cụ thể đó là những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân. Nguyên nhân có thể là do các dây chằng ở vùng lưng và xương chậu đã bị giảm chức năng khi mang thai.

Cách khắc phục tình trạng đau lưng ở bà bầu

Để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng đau lưng khi mang thai, mẹ bầu nên áp dụng các cách sau đây:

  • Mang giày phù hợp: Đó là những đôi giày đế bằng, gót rộng, gót không cao quá 5cm, có thêm miếng lót và đệm,... và nói không với giày cao gót.
  • Ngủ đúng tư thế: Từ tuần 17 trở đi mẹ bầu nên nằm nghiêng chứ không nên nằm ngửa. Khi nằm có thể đặt gối giữa hai đầu gối hoặc kê một chiếc dưới bụng.
  • Nếu phải nhặt đồ dưới đất: Đừng cúi người xuống quá phần thắt lưng mà nên ngồi xổm, uốn cong đầu gối nhưng vẫn giữ thẳng cột sống lưng.
  • Ngồi đúng tư thế: Chọn ghế có phần tựa lưng uốn cong để hỗ trợ tốt cho lưng, hoặc nếu không thì có thể đặt một chiếc gối phía sau lưng khi ngồi ghế.
  • Không nên ngủ trên nệm mềm: Vì nệm mềm sẽ khiến xương sống bị kéo dài và gây ra các cơn đau lưng.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên: Bằng các bài tập đơn giản và phù hợp như đi bộ, yoga, bơi lội, đứng tựa lưng vào tường, bài tập bò,... để tăng sức đề kháng cho bắp xương chậu, cơ bắp lưng và thúc đẩy việc lưu thông máu giữa các bộ phận ở lưng và dưới lưng.
  • Massage vùng lưng dưới: Massage các cơ chạy dọc hai bên cột sống hoặc tập trung vào vùng lưng dưới sẽ làm dịu cảm giác đau và mỏi lưng.
  • Tắm hoặc chườm nước ấm: Cũng là cách hiệu quả để giảm bớt các cơn đau lưng.

bà bầu bị đau lưng 2

Khi nào bà bầu bị đau lưng cần đi bệnh viện?

Đau lưng cùng với đau bụng khi mang thai, đau đầu khi mang thai, tiêu chảy khi mang thai,... là những triệu chứng phổ biến thường gặp ở hầu hết các bà bầu. Hầu hết các triệu chứng này là bình thường và sẽ tự hết khi thay đổi thói quen sống và sinh hoạt. Nhưng cũng có nhiều trường hợp nó là triệu chứng báo hiệu một căn bệnh hoặc một vấn đề nguy hiểm nào đó.

Ví dụ như tình trạng đau lưng, nó có thể là triệu chứng của sinh non hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm khớp đốt sống, viêm khớp nhiễm trùng,... Do vậy người bệnh phải đi khám ngay lập tức nếu như đi kèm với đau lưng là các triệu chứng sau:

  • Nóng sốt
  • Bỏng rát khi đi tiểu
  • Xuất huyết âm đạo
  • Đau lưng dữ đội hoặc cơn đau kéo dài hơn 2 tuần
  • ...

Nếu bà bầu bị đau lưng có kèm theo các triệu chứng nói trên thì tuyệt đối không được chủ quan mà cần phải đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và tìm hướng điều trị tốt nhất. Đồng thời không được tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị đau lưng khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

Xem thêm: