Hải Trần

Blog cá nhân chia sẻ về cuộc sống gia đình, kinh nghiệm Copywriter & cảm xúc thường ngày.

Tiêu chảy khi mang thai có sao không & nên làm gì?

Tiêu chảy khi mang thai là triệu chứng thường gặp ở 80% mẹ bầu. Vậy bà bầu bị tiêu chảy có sao không? Cách khắc phục tốt nhất là gì? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này!

Bên cạnh các triệu chứng như đau bụng khi mang thai, đau đầu khi mang thai, đau lưng khi mang thai, khó thở khi mang thai,... thì tiêu chảy cũng là triệu chứng thường gặp khi mang thai. Tiêu chảy khi mang thai thường xuất hiện trong 3 tháng đầu nhưng cũng có nhiều trường hợp bà bầu bị tiêu chảy vào tháng cuối thai kỳ. Nếu nhẹ thì bệnh có thể tự khỏi thông qua việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt; nhưng nặng thì có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

tiêu chảy khi mang thai 1

Tại sao bị tiêu chảy khi mang thai?

Tiêu chảy là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa với triệu chứng thường thấy nhất là đi ngoài hơn 3 lần/ngày kèm theo triệu chứng đau bụng. Đối với bà bầu, nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do:

  • Thói quen ăn uống bị thay đổi: Khi mang thai mẹ bầu thường thèm ăn nhiều món lạ và ăn với số lượng nhiều khiến hệ tiêu hóa không kịp thích nghi dẫn đến tiêu chảy.
  • Nội tiết tố thay đổi: Hormone trong cơ thể người phụ nữ khi mang thai sẽ bị thay đổi, chính điều này đã làm ảnh hưởng đến sự co bóp của nhu động ruột. Khi nhu động ruột co bóp yếu sẽ gây ra tình trạng táo bón, và ngược lại, nếu nhu động ruột co bóp mạnh thì gây ra hiện tượng tiêu chảy.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc mà bà bầu đang sử dụng có chứa sắt, kháng sinh, acid,... - đó chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở bà bầu.
  • Thực phẩm có chất dị ứng: Ví dụ như sữa, đồ ăn lạ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đạm,... gây rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể phải tống ra ngoài và gây ra tình trạng tiêu chảy.
  • Bệnh lý về tiêu hóa: Một số bệnh về tiêu hóa như đại tràng, hội chứng ruột kích thích,... cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy ở bà bầu, kèm theo một số triệu chứng khác như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu,...

Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh mà kết luận tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không. Thường thì tiêu chảy thường kéo dài từ 1 - 10 ngày.

Nếu ở mức độ nhẹ thì chỉ cần vài ngày là hết, mẹ bầu không cần quá lo lắng. Chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt thì tình trạng sẽ sớm được cải thiện.

Nhưng nếu tiêu chảy kéo dài đi kèm với các biểu hiện như sốt cao, buồn nôn, đau bụng, đôi khi đau dữ dội thì đây là những triệu chứng nguy hiểm sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cụ thể:

  • Kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi;
  • Người mẹ mệt, kém ăn, suy kiệt dẫn đến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển;
  • Nặng thì có thể dọa sinh non hoặc làm thai chết lưu trong bụng mẹ.

tiêu chảy khi mang thai 2

Bà bầu bị tiêu chảy điều trị như thế nào?

Những điều nên làm

  • Uống nhiều nước để cơ thể không mất nước và bổ sung nước điện giả (không uống nước hoa quả, nước ngọt có ga);
  • Thiết lập chế độ ăn uống an toàn, vệ sinh, ăn chín uống sôi, hạn chế ăn ở hàng quán;
  • Tăng cường nghỉ ngơi;
  • Tránh xa các loại thuốc chứa natri hoặc natri bicarbonate;
  • Tuyệt đối không mua và tự uống thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai;
  • Có thể áp dụng một số mẹo dân gian như: nhai lá ổi + muối hạt, uống nước gạo rang, xay hoặc uống nước lá gừng đun cùng một ít chè khô;
  • ...

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì?

  • Ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp, bánh mì nướng, chuối, cà rốt, sữa chua, khoai tây nghiền, bột yến mạch,...;
  • Tránh các thực phẩm khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn như thực phẩm béo, cay, sữa,...;
  • Hạn chế ăn cá biển, tôm, ốc;
  • Tránh các món ăn có nhiều gia vị.

Bà bầu bị tiêu chảy có nên uống sữa?

Không nên. Bởi vì sữa tươi có khả năng cao bị nhiễm các vi khuẩn có hại nếu không được bảo quản đúng cách; đồng thời sữa chứa nhiều hợp chất phức tạp khó tiêu hóa sẽ khiến hệ tiêu hóa của mẹ bầu quá tải khi đang bị tiêu chảy.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường khi áp dụng các cách nói trên thì triệu chứng tiêu chảy sẽ tự hết trong khoảng 1 - 3 ngày. Nhưng nếu đã áp dụng nhưng các triệu chứng không thuyên giảm, cụ thể khi xuất hiện các triệu chứng sau thì cần đi khám bác sĩ gấp:

  • Tình trạng không giảm sau 3 ngày;
  • Tình trạng ngày càng nặng hơn, kèm theo phân có máu, có chất nhầy hoặc lỏng hoàn toàn;
  • Tiêu chảy kèm theo sốt hoặc đau bụng dữ dội;
  • Bị mất nước dẫn đến khô môi, choáng váng, chóng mặt;
  • Thai nhi ít vận động hoặc vận động nhiều hơn bình thường;
  • Cơ thể mẹ có các triệu chứng như co thắt thường xuyên, dịch tiết âm đạo nhiều hơn, dịch tiết như nước hoặc có kèm máu;

Như vậy, tiêu chảy khi mang thai tuy là hiện tượng phổ biến nhưng cũng để lại nhiều nguy hiểm nếu như không được kịp thời chữa trị. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, khi có các triệu chứng bất thường mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và tìm hướng điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm: